CÁNH CUNG
Xem phim

Xem phim CÁNH CUNG phimmoi

The Bow (2005)

Quốc gia: Hàn Quốc

Đạo diễn: Kim Ki Duk

Diễn viên: Han Yeo ReumJeon Seong HwanSeo Ji Seok

Thể loại: Phim Tâm Lý

Server VIP
Nội dung phim

Các bạn đang xem phimmoi với tựa đề CÁNH CUNG. Hãy chia sẻ phim hay này đến các motchillmotphim để họ cùng xem phimhay này nhé!

Chào mừng bạn đến với trang phim của chúng tôi! Tại đây, bạn có thể khám phá vô số bộ phim mới hấp dẫn thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ hành động kịch tính đến tình cảm lãng mạn, từ kinh dị gay cấn đến khoa học viễn tưởng đầy sáng tạo. Mỗi bộ phim được chúng tôi lựa chọn kỹ càng để mang đến cho bạn những trải nghiệm giải trí tuyệt vời nhất. Với các bộ sưu tập phim như phimmoi, motphim, motchill, và phimhay, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho bạn những giây phút giải trí chất lượng và đáng nhớ. Hãy cùng thưởng thức những phút giây giải trí đỉnh cao và đắm chìm vào thế giới điện ảnh phong phú cùng chúng tôi. Chúc bạn có những giây phút thư giãn thật thú vị!

Mô tả:

Phim Cánh Cung

Phim Cánh Cung xoay quanh câu chuyện giữa vùng trời biển mênh mông, một chiếc tàu gỗ bỏ neo trên sóng nước dập dềnh. Trên tàu là hai con người, một ông già và một cô gái trẻ làm nghề phục dịch khách lên tàu câu cá. Hàng ngày lão ngư lái xuồng máy vào bờ, đón người có sở thích đi câu ngoài khơi xa. Cô gái ở lại tàu, háo hức chờ đợi những ai đến từ “thế giới đất liền”. Người không biết sẽ nghĩ họ là hai ông cháu, kẻ tường tận xầm xì kể nhau nghe “sự tích trên biển cả”: 10 năm trước, lão già nhặt được con bé 6 tuổi, đem về tàu nuôi khôn lớn đến giờ mà chẳng hề cho cô đặt chân lên bờ một lần. Lão dự định khi cô gái tròn 17 tuổi sẽ tổ chức hôn lễ với nàng…

Khách có tâm dè bỉu lão già là đồ thối tha, trơ trẽn. Kẻ hắc ám lại cho đấy là cơ hội sàm sỡ món “của chung” sắc nước hương trời. Mỗi lần như thế chúng dính liền mũi tên cảnh cáo, làm dã tâm tắt ngóm. Lão già có một cây cung và cả đống tên sắc nhọn, điều khác thường là canh khuya thanh vắng, thứ vũ khí lợi hại lại biến thành cây đàn lạ lẫm. Âm thanh của nó được lão cò cưa réo rắt, xua nỗi trầm buồn lan tỏa biển đêm…

Kỳ dị nhất là họ chẳng bao giờ thốt lên tiếng nói, lúc cần thiết chỉ thầm thì vào tai, như thể sợ cái sóng cái gió làm trôi tuột ngôn từ vào không gian thăm thẳm. Ai có nhu cầu sẽ được họ bói quẻ, một kiểu bói rùng rợn. Cô gái ngồi trên xích đu lơ lửng bên hông tàu, lão già dương cung từ chiếc xuồng xa xa, đích ngắm là hình vẽ Phật Bà trên mạn – chẳng biết là bà Nam Hải hay Bắc Hải – thấp thoáng đằng sau thân hình thiếu nữ chao qua đảo lại. Ba mũi tên bay sát sạt da thịt non tơ, trước sự bình thản của cô nàng và những cái thót tim của quý khách. Cô gái rút tên ra rồi thì thào vào tai lão già, lão thì thào vào tai khách. Nào ai biết họ nói gì, tất cả đều kín bưng, mười phần bí ẩn…

Thế rồi ngày kia, trong đám khách đi câu có chàng trai trẻ. Khuôn mặt xinh trai làm đôi mắt nữ nhi long lên, cô thản nhiên gỡ tai nghe chiếc máy nhạc khỏi đầu anh chàng rồi gắn vào tai mình và reo lên vui sướng. Trước vẻ hồn nhiên của người thiếu nữ đẹp quyến rũ, anh bạn trẻ không khỏi bị hớp hồn. Biết chuyện đời cô gái, người thanh niên bất bình, muốn làm một điều gì đó. Khi chia tay, chàng trai tặng lại cô chiếc máy nghe nhạc. Người về, kẻ ở thấm buồn, tâm tính cô gái đổi khác. Lão già hiểu hết, linh tính báo cho lão biết lòng nàng đang vỗ cánh. Cuốn lịch treo tường được lão đóng khung hình trái tim ngày 12/5 khi nàng tròn 17 tuổi, đã trở nên xa vời. Dù mới cuối tháng 2, lão già quyết định đẩy nhanh “tiến độ thời gian” bằng nhiều cái gạch chéo mỗi ngày.

Rồi chàng trai trở lại, đem tới hai niềm vui và một nỗi buồn. Niềm vui của đôi bạn trẻ toát lên từ ánh mắt, nụ cười, từ cử chỉ mơn man tình tứ. Nỗi buồn đọng lại đôi mắt già, sự bồn chồn lo lắng làm vết nhăn trên khuôn mặt lão như sâu hơn, dúm dó hơn. Đêm ấy gã trai rình xem nàng tắm, mười năm rồi lão ngư vẫn tắm cho nàng như thế. Khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ trên chiếc nôi sóng êm đềm, thiếu nữ trở dậy, lén mò sang chỗ chàng trai… Lão già cũng tỉnh giấc, quờ tay xuống chiếc giường trinh nữ, chăn lạnh, giường trống… Chàng trai bị tống khứ vào bờ ngay trong đêm, giữa sự uất ức đang cào xé gan ruột của ba linh hồn…

Khách đi rồi cô gái ủ rũ bất động, riêng cặp mắt thi thoảng phóng sang phía lão già những tia lửa hờn căm. Đợi khi lão đi vắng, cô lục tủ riêng của lão lôi ra một đống y phục cổ truyền dành cho lễ tân hôn của trai gái Hàn quốc. Biết được ý đồ lão già, thiếu nữ càng cố tình xa lánh, từ chối mọi sự chăm lo, săn sóc mà cô từng hân hoan đón nhận nơi lão trong bấy nhiêu năm đằng đẵng… Chàng trai không bỏ cuộc, lần này anh quay lại chiếc tàu để giải thoát cuộc đời cô gái khỏi chốn “giam hãm gớm ghiếc” của lão già, để giành giật tình yêu mà anh tin xứng đáng với mình…

Kết phim Cánh Cung
Câu chuyện tình kỳ lạ này lại được đích danh nhà phù thủy – đạo diễn Kim Ki Duk “yểm bùa phép”, tên tuổi ông đã thành thương hiệu đảm bảo nội dung, chất lượng của “món hàng” không chỉ trong biên giới nước Hàn. Cây cung thể hiện sự cứng rắn đầy vũ dũng, dây đàn là sợi tơ mềm mại vỗ về tâm hồn, cương và nhu, uy lực bảo thủ và giấc mơ bay bổng cùng hiện hữu trong bản chất con người ở nơi sóng gió bất trắc. Vẫn cốt cách cũ, sở trường quen và có đôi nét hao hao bộ phim Isle , song Cánh cung lại thể hiện một tâm thức khác, một chiều sâu khác của linh hồn, một lay động khác hẳn của đạo lý phương Đông lên nội tâm muốn nổi phong ba của phận người trước trào lưu “giải phóng con người” thời hiện đại…

Ai cũng nghĩ cô gái phải được “tháo cũi, xổ lồng” thoát khỏi bàn tay bẩn thỉu của lão già hủ bại đang lăm le ngày bẻ hoa, cấu nhụy. Ai cũng mong cô xứng đôi với người trai đồng trang lứa mà thật lòng cô đã yêu thương, nguyện trao thân gửi phận. Không khán giả nào đồng tình hành vi của lão ngư muốn cưới cô bé kém mình đến 4 lần tuổi, cũng như nghi ngờ việc cô rũ bỏ lão nhân theo tiếng gọi của tình yêu tuổi trẻ. Nếu bộ phim phát triển theo hướng “tâm lý chung” ấy và chỉ có thế thì nó cũng tầm thường như bao phim khác, rồi chẳng lâu đâu người ta sẽ quên tiệt sự tồn tại của nó trên đời. Thật bất ngờ khi nhà làm phim mở ra cho người xem một hướng nhìn mới, rất gần gũi với nhân bản con người đang sống, tồn tại ở phương Đông. Phải thế chứ, cuộc đời có vay có trả, dù sao chăng nữa đừng quên công lao 10 năm dưỡng dục của người ta, cái ân tình ấy, cái nghĩa nhân ấy nó nặng như mỏ neo níu giữ con tàu và sâu như biển đấy. Đừng làm kẻ phụ nghĩa quên tình khi làm người trong cõi đời này. Và chỉ cần thế thôi, da thịt mơ hồ, tiết trinh hư ảo đủ ấm lòng kẻ còm cõi bao năm nuôi giấc mộng tình đời làm lẽ sống. Nét đặc sắc của câu chuyện gút ở chỗ này. Ơn nghĩa đáp đền mà chẳng còn gì nguyên vẹn cũng chẳng có gì hư hao, tất cả chỉ trói gọn trong hai chữ “tâm linh”, nó làm thay nghĩa vụ thân xác. Một linh hồn sang bến vĩnh hằng, một bóng chim vỗ cánh hướng nắng trời tươi sáng… dòng chảy thiên lý đẩy phận người về nơi họ cần đến.
Phim Cánh Cung – The Bow là một bộ phim năm 2005 do Kim Ki-duk viết kịch bản và đạo diễn. Nó đã được trình chiếu trong hạng mục Không nhất định tại Liên hoan phim Cannes 2005. Chúc các bạn xem phim Cánh Cung vui vẻ !

Mở rộng...
x